Trong thời đại chuyển đổi số, tận dụng hiệu ứng lan truyền (Social Proof) sẽ là điểm mới mang lại nhiều lợi nhuận trong lĩnh vực Marketing. Bạn đã biết làm thế nào để chiến dịch tiếp thị thành công với Social Proof? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!
1. Giới thiệu về Social Proof
Hiệu ứng lan truyền (tên Tiếng Anh: Social Proof), là một hiện tượng xã hội mà người ta thường tin theo hành vi hoặc quan điểm của những người khác trong một tình huống nhất định. Nó có thể xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Từ đánh giá sản phẩm đến số lượng người theo dõi trên mạng xã hội. Hiệu ứng này có thể có sức mạnh lớn trong việc thay đổi hành vi và quan điểm của một nhóm người. Social Proof xuất hiện ở xung quanh chúng ta. Ví dụ đơn giản khi lướt tiktok, bạn sẽ gặp không ít những video từ reviewer đa lĩnh vực. Những video ấy sẽ giúp nhãn hàng ăn điểm trong lòng khách hàng nếu nhận được review tích cực. Nếu bạn đang xây dựng thương hiệu trên sàn thương mại điện tử thì việc tận dụng hiệu ứng lan truyền đúng cách sẽ mang lại tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn cho trang web của bạn.
2. Những ưu điểm của Social Proof
Xây dựng độ tin cậy và sự tin tưởng: Social proof giúp xây dựng độ tin cậy và sự tin tưởng đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý kiến. Khi thấy nhiều người khác đã trải qua trải nghiệm tích cực và chấp nhận một điều gì đó, chúng ta cảm thấy tự tin hơn và có xu hướng trở thành người mua tiếp theo.Hỗ trợ quyết định: Hiệu ứng lan truyền có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định. Khi chúng ta đứng trước một lựa chọn khó khăn hoặc không chắc chắn, thấy rằng nhiều người khác đã chọn một hướng nhất định có thể giúp chúng ta cảm thấy an tâm hơn và dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định. Tỉ lệ chốt đơn từ đó mà được đẩy lên.Tạo sự khác biệt trong cạnh tranh: Social proof có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nếu một sản phẩm hoặc dịch vụ có được sự chứng thực từ nhiều người và được công nhận trong cộng đồng, nó có thể tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh.Hiệu ứng thẩm quyền: Một nhãn hàng có lời chứng thực từ các công ty khác hoặc các chuyên gia trong ngành thường có nhiều “quyền hạn” hơn. Ví dụ một sản phẩm công nghệ mới được SamSung hoặc Apple xác nhận sẽ nhanh chóng được đón nhận và có tiếng nói hơn.
3. 5 phương pháp tận dụng hiệu ứng lan truyền
Với sự phát triển của internet, chỉ cần một cái nhấp chuột cũng có thể giúp khách hàng tìm kiếm thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, để thúc đẩy hành vi mua, tận dụng Social Proof là một chiến lược khôn ngoan.
3.1. Đánh giá và đánh giá tích cực của người mua
Sử dụng những đánh giá và đánh giá tích cực từ khách hàng, người dùng hoặc người tiêu dùng trước đó để thúc đẩy sự quan tâm và niềm tin. Ví dụ, bạn có thể hiển thị những đánh giá tích cực từ khách hàng trên trang web của bạn hoặc sử dụng các công cụ xã hội như Facebook, TikTok… để chia sẻ những đánh giá tích cực.Thực tế, hơn 91% người tiêu dùng cho rằng họ có khả năng mua sản phẩm sau khi xem đánh giá tích cực. Đặc biệt hiện nay có vô vàn các sàn thương mại điện tử với số lượng người bán tăng lên mỗi ngày. Một sản phẩm có vô vàn người bán khác nhau. Những đánh giá, tích cực hay tiêu cực đều hiện lên trang hiển thị. Dựa vào các đánh giá của người mua trước cùng tiêu chí riêng mà khách hàng có thể chốt đơn hoặc ngược lại.
3.2. Hiệu ứng lan truyền thông qua việc kể chuyện, video quảng cáo
Đây được xem là cốt lõi chuyển đổi khách hàng của một website. Những câu chuyện với nội dung cuốn hút và gửi gắm thông điệp sẽ lay động được khách hàng. Trên thực tế, có rất nhiều nhãn hàng đã xây dựng câu chuyện truyền tải được thông điệp có thể kể đến như: “Về nhà đón Tết, gia đình trên hết” – Dầu ăn Neptune, “Tròn vị bánh, sáng mãi chuyện đêm trăng” – Mondlez Kinh Do Vietnam… Các thương hiệu này đều có điểm chung là lồng ghép câu chuyện và thông điệp vào trong các video quảng cáo sản phẩm. Tuy chi phí bỏ ra là lớn nhưng đây vẫn được xem là cách lan truyền hiệu quả.
3.3. Người mua đăng tải nội dung về sản phẩm
Đây được xem là cách lan truyền sản phẩm với tốc độ đáng kinh ngạc. Ví dụ khi lướt Facebook, TikTok,… bạn gặp rất nhiều người mặc một cái áo nào đó. Khi ấy, nhiều người sẽ nghĩ đó là trend và sớm mua về sở hữu một sản phẩm tương tự.Có hai cách bạn có thể áp dụng để thuyết phục khách hàng đăng tải sản phẩm lên các trang MXH:Thứ nhất, bạn có thể trực tiếp đưa ra yêu cầu đó với khách hàng. Sau khi khách hàng đã mua sản phẩm, hãy khuyến khích họ chụp hình hay quay video review ngắn về sản phẩm. Đồng thời, hãy tạo động lực cho họ bằng cách tặng voucher giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo.Thứ hai, bằng cách gián tiếp. Nếu bạn đang bán sản phẩm là áo phông, hãy gửi tặng cho số lượng người nhất định. Sau đó, yêu cầu họ đăng tải hình ảnh lên trang cá nhân. Bạn có thể nhắm thẳng vào khách hàng có số lượng follower lớn để đảm bảo tính lan truyền hiệu quả.
3.4. Social Proof từ những người có sức ảnh hưởng – KOLs
KOLs là những chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Họ có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng của mình. Những đánh giá của họ được xem là yếu tố quan trọng quyết định tới hành vi mua của khách hàng. Hiệu ứng lan truyền cũng từ đây mà được truyền bá rộng rãi.Với hình thức này, bạn có thể lựa chọn KOL phù hợp với thương hiệu và ngân sách mong muốn. Những nền tảng tốt nhất để sử dụng KOLs là TikTok, Instagram.
4. Kết luận
Sử dụng hiệu ứng lan truyền (Social Proof) là một cách mạnh mẽ để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng. Hãy áp dụng các cách trên để tận dụng hiệu ứng lan truyền cho thương hiệu của bạn. Chúc bạn thành công!Brandinfo – Công ty Cổ phần Thông Tin Thương Hiệu
🏠 Địa chỉ: 69B1 Lạc Trung, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
☎️ Hotline: 0877 739 991
📧 Email: contact@brandinfo.biz
🌐 Facebook: Brandinfo